ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG QUÂN KHU 7 (10/12/1945 - 10/12/2020)
Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng, ngày 10/12/1945, tại Bình Hòa Nam (ở xã Bình Hoà Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ngày nay),Xứ ủy lâm thời NamBộ họp hội nghị mở rộng, quyết định tổ chức Nam Bộ thành ba khu 7, 8 và 9. Từ đây, tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ Khu 7 ra đời do đồng chí Nguyễn Bình làm Khu bộ trưởng, đồng chí Trần Xuân Độ làm Chủ nhiệm Chính trị bộ1 và ngày 10/12/1945 trở thành ngày truyền thống của Quân khu 7.
Từ những chiến sĩ Vệ quốc đầu tiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được sự đùm bọc nuôi dưỡng của Nhân dân miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã phát triển thành một đội quân hùng hậu, rộng khắp, càng đánh càng mạnh, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần cùng quân và dân cả nước lần lượt đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bảy mươi lăm năm qua, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, cán bộ, chiến sĩ LLVT và Nhân dân trên địa bàn Quân khu 7, bằng mồ hôi, xương máu, sức lực và trí tuệ của mình luôn phát huy truyền thống vẻ vang “Trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, đoàn kết quyết thắng” và “Miền Đông gian lao mà anh dũng”, “Cực Nam bất khuất kiên trung” đóng góp to lớn vào sựnghiệp đấu tranhgiải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Truyền thống “Trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường, đoàn kết quyết thắng” mãi mãi là niềm tựhào, nguồn động viên to lớn đối với quân và dân Quânkhu 7 trong thời kỳ mới.
I. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN QUÂN KHU 7
Quân khu 7 có diện tích 45.729,49 km2, dân số : 22.045.168 người (gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Bình Thuận), có 2 huyện đảo là Phú Quý và CônĐảo. Phía Bắc -Tây Bắc Quân khu có đường biên giới giáp nước bạn Campuchia với chiều dài 615 km, phía Đông Bắc giáp Quân khu 5, phía Tây giáp Quân khu 9, phía Đông Nam giáp biển Đông, bờ biển dài 302 km (chưa tính Phú Quý và Côn Đảo).
Địa bàn Quân khu 7 với 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị), có 07 tỉnh
- thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam2, kinh tế phát triển năng động thu hút một tỷ lệ lớn đầu tư nước ngoài. Không những có tiềm năng và vị thế vững vàng, mà còn là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng ở phía Nam và cả nước.
Trong lịch sử chiến tranh, chiến trường miền Đông và cực Nam Trung bộ là cầu nối giữa các chiến trường miền Trung và Tây Nam bộ và là một bộ phận cấu thành của thế trận chiến trường Nam Đông Dương.
1 Theo quyết định ngày 15/11/1945 của TW về việc thành lập các khu trên cả nước; ngày 10/12/1945, Xứ ủy tổ chức Hội nghị quân sự tại Đức Huệ, chia Nam bộ thành 3 khu (Khu 7 miền Đông, Khu 8 miền Trung, Khu 9 miền Tây).
2 Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An.
2
Miền Đông Nam bộ được lịch sử giao phó nhiệm vụ: “Đi trước về sau” trong cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm của dân tộc. Mở đầu cuộc kháng chiến là ở miền Đông (Sài Gòn ngày 23/9/1945) và kết thúc cũng ở miền Đông (Sài Gòn ngày 30/4/1975).
Trong chiến tranh, ta xác định miền Đông là chiến trường thu hút tiêu diệt địch, Sài Gòn là trung tâm của phong trào đấu tranh đô thị và là điểm quyết chiến chiến lược cuối cùng, còn địch thì xác định miền Đông là vành đai bảo vệ đầu não sào huyệt cuối cùng, là chiến trường tập trung thực hiện biện pháp chiến lược “tìm - diệt”.
Ngày nay, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, trên địa bàn Quân khu, tình hình chính trị-xã hội cơ bản ổn định, kinh tế tăng trưởng khá (hàng năm khu vực này đóng góp trên 41% ngân sách cho cả nước); Quốc phòng-An ninh được củng cố, tăngcường; đối ngoại ngày càng rộng mở. Hệ thống chiến lược về quân sự, quốc phòng được Đảng, Nhà nước ban hành, triển khai đồng bộ, tạo cơ sở thuận lợi xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng đạt kết quả tích cực; Nhân dân tin Đảng, đồng thuận với chính quyền, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ LLVT, ra sức thi đua yêu nước, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, với vị trí chiến lược quan trọng của cả nước, địa bàn Quân khu 7 vẫn là trọng điểm của âm mưu “diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUÂN KHU 7
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài gòn, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2. Quân và dân Nam bộ, trước hết là quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã thay mặt cả nước đứng lên chiến đấu, cuộc chiến lan rộng ra khắp miền Đông và sau đó là miền Tây Nam bộ.
Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng, ngày 10/12/1945, tại Bình Hòa Nam (ở xã Bình Hoà Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An ngày nay),Xứ ủy lâm thời NamBộ họp hội nghị mở rộng, quyết định tổ chức Nam Bộ thành ba khu 7, 8 và 9. Từ đây, tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ Khu 7 ra đời do đồng chí Nguyễn Bình làm Khu bộ trưởng, đồng chí Trần Xuân Độ làm Chủ nhiệm Chính trị bộ, và ngày 10/12/1945 trở thành ngày truyền thống của Quân khu 7.
Địa bàn Khu 7 khi thành lập gồm thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh. Đến tháng 12/1948 có quyết định thành lập khu Sài Gòn trực thuộc Bộ Tư lệnh Nam bộ thì Khu 7 chỉ còn lại các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh. Đến tháng 5/1950, Khu 7 và khu Sài Gòn - Chợ Lớn sáp nhập lại như cũ.
Tháng 6/1951, tổ chức chiến trường Nam bộ được chia thành 2 phân liên khu và 1 đặc khu. Đó là Phân liên khu miền Đông, Phân liên khu miền Tây (lấy sông Tiền làm ranh giới) và đặc khu Sài Gòn (Các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận trong kháng chiến chống Pháp thuộc Khu 5).
Phân liên khu miền Đông gồm các tỉnh: Thủ Biên (do Thủ Dầu Một và Biên Hòa sáp nhập), Gia Định Ninh (do Gia Định và Tây Ninh sáp nhập) Bà Chợ (do Bà Rịa và Chợ Lớn sáp nhập), Mỹ Tho (gồm Mỹ Tho, Gò Công và Tân An sáp nhập).Long Châu Sa (do phần Long Xuyên, phần Châu Đốc phía Đông sông Tiền và Sa
3
Đéc sáp nhập). Toàn Nam bộ 20 tỉnh, lúc đó sáp nhậpcòn 10tỉnh.
Sau Hiệp định Giơnevơ tháng 7/1954, chấp hành chỉ thị của trên, phần lớn các đơn vị bộ đội tập trung ở miền Đông, tập kết chuyển quân ra Bắc. Số cán bộ còn lại tiếp tục chuẩn bị lực lượng đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Hai phân liên khu miền Đông và miền Tây được lệnh giải thể chỉ còn giữ lại đặc khu Sài Gòn hoạt động bí mật.
Trong kháng chiến chống Mỹ, miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ thuộc chiến trường B2. Chiến trường B2 gồm Nam bộ, một phần cực Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Lâm Đồng, Ninh Thuận và Đắc Lắc ngày nay). B2 bấy giờ chia thành 4 khu: Khu 6 (gồm phần cực Nam Trung bộ), Khu 7, Khu 8, Khu 9.
Riêng ở địa bàn miền Đông Nam bộ từ tháng 5/1961 có 2 Quân khu: Quân khu 7 (mật danh T1; gồm các tỉnh: Phước Ty, Long Khánh, Phước Long, Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh, Biên Hòa, Bà Rịa) và Quân khu Sài Gòn-Gia Định (mật danh T4).
Đến tháng 10/1967, để tổ chức lại chiến trường chuẩn bị cho đợt Tổng công kích Mậu Thân 1968 trên quyết định giải thể Khu 7 và Quân khu Sài Gòn-Gia Định, tổ chức khu trọng điểm với trung tâm là Sài Gòn, chia địa bàn miền Đông (lúc này có thêm tỉnh Long An) ra làm 6 phân khu, trong đó có 5 phân khu trong và ven đô,hình thành các mũi tiến công vào Sài Gòn. Phân khu 1 (Bắc-Tây Bắc), Phân khu 2 (Tây-Tây Nam), Phân khu 3 (Tây Nam), Phân khu 4 (Đông Nam), Phân khu 5 (Đông-Đông Bắc), Phân khu 6 (Phân khu Trung tâm) và tổ chức 2 Bộ Tư lệnh (Bộ Tư lệnh tiền phương Bắc và Bộ Tư lệnh tiền phương Nam).
Đến thời kỳ chống “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (1969 – 1972), năm phân khu (1, 2, 3, 4, 5) sáp nhập còn 4 phân khu (phân khu 2 và 3 sáp nhập thành phân khu 23) và phân khu nội đô (Trung tâm). Đến 19/8/1972, do vị trí của chiếntrường miền Đông Nam bộ là chiến trường quan trọng nên trên quyết định thành lập lại Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn-Gia Định. Quân khu 7 lúc này gồm các tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh, Phước Bình (Phước Long - Bình Long), Tây Ninh, Bình Dương, Long An.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất đi lên CNXH để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 2/7/1976 Quân ủy Trung ương quyết định giải thể Bộ chỉ huy Miền (B2), thành lập các Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9. Quân khu 7 gồm 7 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước. Từ tháng5/1999, Quân khu 7 có thêm 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng.
- III. NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG CHIẾN ĐẤU, TRƯỞNG THÀNH
1. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng miền Đông Nam bộ ra đời từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cùng với quá trình phát triển của sự nghiệp kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và được Nhân dân che chở, nuôi dưỡng, LLVT 3 thứ quân ở miền Đông Nam bộ lần lượt hình thành và gắn liền với các phong trào cách mạng của Nhân dân, gắn liền với từng bước đi của lịch sử dân tộc.
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công các trụ sở của chính quyền
4
cách mạng non trẻ Việt Nam tại Sài Gòn, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Như vậy, chỉ 21 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhân dân Nam Bộ chưa kịp hưởng niềm vui thanh bình, phải tiếp tục cầm súng đứng lên chiến đấu để giữ vững nền độc lập vừa giành được. Dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, quân và dân miền Đông Nam bộ, trước hết là quân và dân thành phố Sài Gòn đã anh dũng đứng lên kháng chiến. Trong hoàn cảnh khó khăn, bỡ ngỡ của buổi đầu đánh giặc, quân và dân Sài Gòn-Chợ lớn-Gia Định đã vây hãm quân địch trong thành phố, tạo điều kiện cho Nhân dân toàn miền củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng LLVT, xây dựng căn cứ địa, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài. Sau gần 15 tháng chiến đấu, quân và dân miền Đông Nam bộ đã hoàn thành nhiệm vụ “đi trước” mà lịch sử giao phó, góp phần làm đảo lộn kế hoạch chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo điều kiện về thời gian choNhân dâncả nước chuẩnbị bước vào cuộc kháng chiến một cách chủ động.
Từ năm 1947 đến năm 1950, địa bàn miền Đông Nam bộ là một trong những trọng điểm “Bình Định” của địch, một trong những hậu phương dự trữ chiến lược của chúng ở chiến trường Việt Nam. Quân dân miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ đã tập trung nỗ lực chống lại chính sách “Bình Định” của địch, chấn chỉnh và xây dựng LLVT 3 thứ quân, sáng tạo ra nhiều cách đánh độc đáo và có hiệu quả trong chống càn quét, trong phục kích giao thông, trong tiến công đồn bốt, cứ điểm, tháp canh và tổ chức chiến dịch lớn. Đây cũng là giai đoạn mà phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Cuộc kháng chiến được đẩy mạnh trên mọi mặt, góp phần đánh bại chính sách “Bình Định” của địch.
Giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong điều kiện bị địch chia cắt, phong tỏa và càn quét liên miên (Nam bộ có ý nghĩa quan trọng đối với Pháp vì ở đây chứa đựng những quyền lợi trước mắt và lâu dài của Mỹ mà Pháp phải bảo vệ để đổi lấy viện trợ quân sự), quân và dân miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ giữ vững phong trào, khắc phục những lệch lạc hữu khuynh trong thực hiện phương châm ba vùng, đấu tranh giành giật sức người, sức của với địch.
Đẩy mạnh phong trào đấu tranh du kích, kết hợp với phong trào đấu tranh đô thị và “địch ngụy vận” (Trung ương Cục miền Nam đã chủ động đề ra chủ trương “chuẩn bị đón thời cơ mới” bằng cách đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị kết hợp với “địch ngụy vận” để phối hợp với chiến trường chính Bắc bộ), cầm chân địch tại chỗ, không ngừng mở rộng căn cứ địa và xây dựng cuộc sống mới mọi mặt ở vùng giải phóng, quân dân miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ đã từng bước giành lại thế chủ động, tạo thế, tạo lực, tích cực góp phần cùng quân và dân cả nước tiến công địch trong Đông-Xuân 1953-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
Từ sau Hiệp định Giơnevơ, đế quốc Mỹ từng bước nắm chính quyền thống trị miền Nam Việt Nam, gạt Pháp và mọi thế lực thân Pháp, xây dựng bọn tay sai ngụy quyền, ngụy quân, thực hiện chính sách thực dân mới, tiến hành đánh phá quyết liệt cách mạng Miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ đã vững bước vào cuộc chiến đấu
5
trong mối tương quan lực lượng không cân sức, dần dần xây dựng lực lượng, cùng với đồng bào cả nước thực hiện cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ của dân tộc.
Ngay những ngày đầu bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong thế trận rất chênh lệch, nhưng Nhân dân miền Đông và cực Nam Trung bộ vẫn vững tin vào đường lối chủ trương của Đảng, kiên trì cuộc đấu tranh chính trị đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống “tố cộng diệt cộng”, chống càn quét, khủng bố, cướp đất, dồn dân. Vừa đấu tranh chính trị, vừa có ý thức chuẩn bị tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Sau khi Ban Quân sự và Đảng ủy Miền được thành lập (tháng 12/1956), do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, ủy viên quân sự Xứ ủy phụ trách, công tác tích trữ vũ khí, xây dựng lại 2 căn cứ lớn: Dương Minh Châu, Chiến khu D và tranh thủ lực lượng của các giáo phái càng được đẩy mạnh, từng bước đưa đấu tranh vũ trang từ tự vệ lên Tuyên truyền diệt ác, tác chiến, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ. Tháng 06/1958, Bộ Tư lệnh miền Đông được thành lập; 15/02/1961 Quân giải phóng miền Nam công bố thành lập từ sự thống nhất các đơn vị lực lượng vũ trang cánh mạng. Từ đó phong trào đấu tranh và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang cách mạng càng phát triển mạnh mẽ.
Từ 1957 đến đầu năm 1961, các đơn vị đầu tiên của lực lượng vũ trang miền Đông đã thực hiện một số trận đánh, đặc biệt trận đánh quận lỵ Dầu Tiếng (ngày 11/08/1958), sau 30 phút ta tiêu diệt và làm chủ toàn bộ căn cứ 1 tiểu đoàn lính “cộng hòa”, gây tiếng vang lớn trong toàn miền Đông và cả nước. Lần đầu tiên từsau 1954, lực lượng vũ trang miền Đông chiếm được một chi khu quân sự địch. Trận đánh vào Trụ sở phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) đóng tại nhà máy cưa Nhà Xanh (BIF) thị xã Biên Hòa do đặc công biệt động Biên Hoà thực hiện (ngày 09/07/1959), là trận đánh Mỹ đầu tiên trên chiến trường Nam Bộ, diệt 2 tên cố vấnMỹ3, ghi tên đầu tiên trong danh sách lính Mỹ tử trận ở Việt Nam, gây tiếng vang lớn ở chiến trường. Ngày 26/01/1960, lực lượng vũ trang miền Đông đánh trận Tua 2 (Tây Ninh) làm chủ căn cứ một trung đoàn chủ lực ngụy, diệt và làm bị thương, bắt sống nhiều tên, thu nhiều vũ khí trang bị, mở đầu cho phong trào Đồng khởi ở miền Đông. Trong cuộc Đồng khởi 1960, quân dân miền Đông và cực Nam Trung bộ đã đánh sụp ngụy quyền cơ sở, giành quyền làm chủ phần lớn nông thôn (Thủ Dầu Một giải phóng 25/70 xã, Long An giải phóng 2/3 nông thôn, Kiến Tường phá tan gần hết khu trù mật dinh điền, Tây Ninh giải phóng 1/3 nông thôn, vùng ven Sài Gòn kiểm soát hơn 1/2 địa bàn phía Bắc, làm chủ vùng nông thôn Tây, Tây Nam thành phố...).
Từ 1961 đến giữa 1965, khi Mỹ-ngụy thay đổi chiến lược từ “Chiến tranh đơn phương” sang tiến hành “Chiến tranh đặc biệt”, quândân miền Đông Nam Bộ vàcực Nam Trung bộ vẫn giữ vững và phát triển quyền chủ động tiến công địch, nhanh chóng chuyển hướng chiến lược từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng, ra sức xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang ba thứ quân (du kích xã, bộ đội khu và bộ đội chủ lực Miền). Từ năm 1961 đến năm 1965, trên chiếntrường miền Đông đã có những đơn vị chủ lực cấp tiểu đoàn, trung đoàn. Trên cơ sở
3 Thiếu tá Bael Buis và Trung sĩ Chester Ovmand
6
lực lượng phát triển, quân và dân miền Đông và cực Nam Trung bộ đã vận dụng linh hoạt phương châm hai chân, ba mũi, ba vùng4. Kết hợp tiến công với nổi dậy, tiêu diệt với làm chủ, sáng tạo nhiều hình thức phong phú của chiến tranh Nhân dân, đưa chiến tranh Nhân dân phát triển lên trình độ cao, tập trung phá “Ấp chiến lược”, từng bước làm phá sản “Quốc sách ấp chiến lược”, liên tiếp đánh bại các kế hoạch bình định của địch, giải phóng từng mảng nông thôn rộng lớn ở miền núi và đồng bằng; đồng thời kết hợp đẩy mạnh phong trào đô thị dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm và sự khủng hoảng của chế độ tay sai của Mỹ.
Giai đoạn “Chiến tranh đặc biệt”, LLVT miền Đông và cực Nam Trung bộ đã đánh nhiều trận tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, tiêu biểu nhất là chiến dịch Bình Giã (từ ngày 02/12/1964 đến 07/01/1965), lần đầu tiên trên chiến trường B2 ta mở chiến dịch lớn cấp Sư đoàn.
Bình Giã là trận đánh lớn thứ hai sau Ấp Bắc, ta đánh bại chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận của Mỹ. Diệt và làm bị thương 1.755 tên. Lần đầu tiên ta diệt một tiểu đoàn dù thuộc lực lượng Tổng trù bị của quân ngụy. Chiến dịch Bình Giã là trận đánh mạnh nhất làm sụp đổ “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Đánh giá về tầm quan trọng của chiến dịch này, đồng chí Lê Duẩn viết: “Với trận Ấp Bắc 1963 địch thấy khó thắng ta, sau chiến dịch Bình Giã, địch thấy có thể thua ta”. Đại tướngVõ Nguyên Giáp thì khẳng định: “Chiến dịch Bình Giã đánh dấu sự thất bại về cơ
bản của chiến tranh đặc biệt”.
Giữa năm 1965, Đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược, tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam Việt Nam. Miền Đông là chiến trường địch tập trung lực lượng cả Mỹ lẫn ngụy cùng khối lượng vũ khí và phương tiện chiến tranh lớn nhất.
Chiến trường miền Đông lúc này đã có 3 Sư đoàn chủ lực Miền (Sư 9, Sư 5, Sư 7). Bộ đội chủ lực Khu 7 phát triển lên 2 trung đoàn, Quân khu Sài Gòn-Gia Địnhcó 8 tiểu đoàn chủ lực, địa phương và đặc khu Rừng Sác được thành lập ngay sát nách Sài Gòn. Với lực lượng đã phát triển mạnh lại được sự chi viện của cả nước, quân dân miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung bộ đã chủ động xác định quyết tâm đánh Mỹ, diệt ngụy, vận dụng phương thức, phương châm tiến hành chiến tranh một cách linh hoạt, có hiệu quả, phát huy khả năng địa phương trong việc đảm bảo hậu cần tại chỗ, đặt cơ sở cho việc xây dựng và phát triển mạng lưới hậu cần Nhân dân trong chiến tranh, góp phần lần lượt đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất và lần thứ hai của địch, thực hành các cuộc tổng tiến công và nổi dậy trong năm 1968, đánh vào các sào huyệt của địch ở Sài Gòn, giành thắng lợi lớn, góp phần buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và chịu đàm phán với ta ở Pari.
Đến 1972, LLVT miền Đông thực hiện Chiến dịch Nguyễn Huệ. Hướng chính của chiến dịch là Bình Long, hướng nghi binh: Quốc lộ 22 Xamát. Hướng phối hợp: các địa phương khác trên toàn miền Đông. Ta huy động một lực lượng lớn gồm 3 sư đoàn, 4 trung đoàn, 6 tiểu đoàn bộ binh và 8 tiểu đoàn binh chủng phối hợp với quân dân các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 7.985
4 Hai chân: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; ba vùng: vùng thành thị, nông thôn và miền núi; ba mũi: Chính trị, quân sự và binh vận.
7
tên địch, diệt 5 Tiểu đoàn ngụy, 16 Tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn thiết giáp, đánh quỵ Sư đoàn 5 ngụy, giải phóng toàn bộ huyện Lộc Ninh và tuyến biên giới Đông Sài Gòn từ Lò Gò, huyện Tân Biên (Tây Ninh) đến Lộc Ninh, Bù Đăng (Bình Phước). Đây cũng là lần đầu tiên ta giải phóng hoàn toàn một huyện ở chiến trường B2 lúc đó.
Sau ngày ký Hiệp định Paris (27/01/1973), quân dân miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ đã nhanh chóng khắc phục những lúng túng ban đầu (để cho địch lấn đất, chiếm dân), kịp thời chuyển sang thế tấn công giành chủ động, thực hiệnnhiều trận đánh đạt hiệu suất cao như trận Bến Tranh ở Dầu Tiếng, trận đánh kho xăng Nhà Bè (ngày 03/12/1973)… Ngày 20/7/1974 trên chiến trường miền Đông thành lập Quân đoàn 4 chủ lực Miền và thành lập thêm 2 Sư đoàn 3 và 6. Nhằm tạo thêm thế và lực mới, từ ngày 12/12/1974 đến 06/01/1975, ta quyết định mở chiến dịch đường 14 Phước Long, đồng thời các địa bàn khác như Tánh Linh, Võ Đắc5, Tây Ninh, Bắc Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Sài Gòn cùng tiến công. Kết quả: sau 20 ngày chiến đấu, ta giải phóng đường 14, toàn tỉnh Phước Long, chiếm Đài quan sát của địch trên đỉnh núi Bà Đen, giải phóng trên 35.000 dân ở Hoài Đức, Tánh Linh và toàn Quận Tánh Linh. Lần đầu tiên ở miền Nam, ta giải phóng một Tỉnh mà địch không lấy lại được, Mỹ không dám can thiệp trở lại. Việc giải phóng Phước Long đã trở thành “Đòn trinh sát chiến lược”, tạo thêm cơ sở để Bộ Chính trị bàn về quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong năm 1976 hoặc 1975.
Từ chiến thắng Buôn Ma Thuột -Tây Nguyên và các chiến thắng ở miền Đông Nam Bộ, Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975. Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 15 đã ra Quyết nghị (ngày 29/3/1975) về tổng công kích, tổng khởi nghĩa thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị. Theo đó, Ngày 07/4/1975, tại căn cứ Tà Thiết (Tây Lộc Ninh), Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh được thành lập.
Lực lượng tại chỗ được thống nhất lại (gồm Sư đoàn 2 đặc công Miền, Lữ 316 đặc công biệt động, các lực lượng của Sài Gòn – Gia Định). Riêng đặc công biệtđộng có 30 tiểu đoàn. Nhiệm vụ của các lực lượng tại chỗ là đánh chiếm các mục tiêu then chốt có thể chiếm được, phát động Nhân dân nổi dậy làm chủ, tạo mọi điều kiện tại chỗ để các quân đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn. Nhiệm vụ đặc biệt là chiếm giữ 14 cây cầu trên các ngã đường tiến về Sài Gòn (chủ yếu do Lữ 316 đặc công biệt động và Trung đoàn đặc công 116 thực hiện).
Thực lực chính trị vũ trang Sài Gòn – Gia Định trước Chiến dịch Hồ Chí Minh có: Nội thành 700 cán bộ, ngoại thành có trên 1.000 cán bộ, ngoài ra có 1.300 cán bộ đã tiếp cận nội đô sẵn sàng vào nội đô để phát động quần chúng nổi dậy. Nội thành và vùng ven có 1.290 đảng viên, có hơn 10.000 quần chúng nòng cốt, 40 lõm chính trị6 với hơn 7.000 quần chúng cơ sở, 400 tổ chức công khai và bí mật với gần 25.000 người do ta nắm. Biệt động: 70 tổ, 301 quần chúng có vũ trang, 30.000 quần chúng sẵn sàng nổi dậy, trên 3.300 du kích, và trên 300 tự vệ mật. Các đơn vị tập trung của LLVT tại chỗ và các đơn vị đặc công biệt động đã đến vùng ven.
5 Võ Đắc: xã Võ Đắc thuộc huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận
6 Lõm chính trị là khu vực xung yếu, tạo được sự liên kết trong và ngoài thành, ở đó ta làm chủ, có cán bộ đảng viên, cơ sở và quần chúng cách mạng, có lực lượng an ninh làm nòng cốt, quần chúng cảm tình cách mạng và kháng chiến, dám che giấu, đùm bọc cán bộ, chiến sĩ cách mạng, địch bất lực hoặc hai mặt trong việc kiểm soát.
8
Ngay sau khi có lệnh trong hai ngày 29 và 30/4/1975 quân dân miền Đông Nam Bộ đã cùng các binh đoàn chủ lực thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy thành công, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Trong 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn, có 2 cánh quân thuộc các lực lượng chiến đấu trên chiến trường Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ đó là Quân đoàn 4 ở hướng Đông và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn) ở hướng Tây Nam.
Về nổi dậy: Quần chúng Sài Gòn, Gia Định đã nổi dậy ở 107 điểm (31 điểm ở ngoại thành, 76 điểm ở nội thành), 41 điểm nổi dậysaukhi Dương Văn Minh tuyênbố đầu hàng nhưng quân chủ lực ta chưa vào tới.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, riêng quân dân Sài Gòn - Gia Định đã diệt và làm tan rã 31.000 tên địch, bắt làm tù binh 12.619, chiếm 9 cầu, 21 chi khu quân sự và trụ sở tề, thu 12.275 súng và gần như toàn bộ hồ sơ của địch. Số ngụy quân lần lượt ra trình diện 400.000, số công an và cảnh sát 100.000. Việc này đã tạo thuận lợi cho ta giải phóng Sài Gòn nguyên vẹn và mọi sinh hoạt, trật tự an ninh thành phố đã ổn định ngay sau đó.
3. Chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ Quốc tế (1975–1989)
Sau 30/4/1975, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tham gia thực hiện nhiệm vụ quân quản, tổ chức sắp xếp lại lực lượng và tiến hành thành lập Quân khu 7 theo chỉ đạo của Trung ương.
Ngày 30/4/1977, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam do bọn phản động Pôn-pốt tiến hành đã bắt đầu diễn ra quyết liệt, nhất là từ tháng 9 đến tháng 11/1977. Quân khu 7 vừa tổ chức lực lượng bảo vệ biên giới, vừa thực hiện nhiệm vụ giữ vững an ninh địa bàn.
Cuối năm 1978, đầu năm 1979, theo đề nghị của lực lượng cách mạng Campuchia và thông suốt chỉ thị của trên, lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã cùng các đơn vị bạn phối hợp với các lực lượng cách mạng Campuchia tiến hành cuộc phản công truy kích bọn Pôn-pốt, cứu Nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Sau khi Campuchia hoàn toàn giải phóng (ngày 07/01/1979), Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang hướng Tây Nam tiếp tục giúp Cách mạng Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng.
Cùng với các Quân khu 5, 9 và một bộ phận lực lực lượng chủ lực của Bộ, LLVT Quân khu 7 liên tục 10 năm giúp Bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ liên minh chiến đấu, giúp Nhân dân Campuchia hồi sinh, từng bước củng cố, xây dựng lực lượng đủ khả năng tự đảm đương nhiệm vụ của mình. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tháng 09/1989, các đơn vị thuộc Quân khu 7 (MT 479 và 779) cùng quân tình nguyện Việt Nam rút toàn bộ về nước.
Nhờ có sự giúp đỡ to lớn, chí tình của Quân tình nguyện Việt Nam, Bạn có đủ thế và lực để thực hiện một giải pháp có lợi cho sự ổn định và phát triển của đất nước Campuchia. Từ khi thực hiện tổng tuyển cử với sự giám sát của Liên hợp quốc (1991) đến nay, tình hình Campuchia ngày càng ổn định, an ninh biên giới được giữvững, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định và phát triển của 2 nước và cho cả khu vực.
9
- 4. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ 1989 đến nay
Ngay sau khi rút hết quân về nước, Lực lượng vũ trang Quân khu đã khẩn trương điều chỉnh thế bố trí và tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Xác định nội dung hoạt động chống “diễn biến hòa bình” của địch là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, xử lý kiên quyết linh hoạt các kế hoạch gây bạo loạn lật đổ và phá hoại của các thế lực phản động, góp phần giữ vững an ninh chính trị, ổn định tình hình xã hội trên địa bàn Quân khu. Vừa sẵn sàng chiến đấu cao, các lực lượng vũ trang Quân khu vừa nỗ lực phối hợp với cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp xây dựng tiềm lực, lực lượng tổng hợp tại chỗ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đổi mới công tác quân sự địa phương, xây dựng khu vực phòng thủ và thường xuyên tổ chức diễn tập trên từng địa bàn trọng điểm và toàn Quân khu.
Công tác quy hoạch tổ chức lực lượng được tiến hành một cách khẩn trương, thận trọng, sát với tình hình thực tế trên cơ sở tuân thủ sự chỉ đạo của cấp trên. Trong vòng 10 năm (1990-2000), Quân khu 7 đã ra sức xây dựng lực lượng thường trực bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ có số lượng thích hợp, chất lượng cao và lực lượng dự bị động viên vững mạnh, quản lý chặt chẽ, sẵn sàng động viên nhanh gọn, đầy đủ khi có lệnh.
Tháng 5 năm 1999, Quân khu 7 được kiện toàn thêm một bước, hai tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng (thuộc Quân khu 5) chuyển về trực thuộc đội hình Quân khu 7. Từ đây, địa bàn Quân khu 7 bao gồm 09 tỉnh, thành (Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh), trải dài từ nam Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long.
Từ năm 1989 đến nay, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, LLVT Quân khu đã tăng cường phòng thủ sẵn sàng chiến đấu trên cả 3 tuyến: biển đảo, biên giới, nội địa. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Quân khu, đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và chính quyền địa phương, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ biểu tình bạo loạn năm 2014 tại Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu; năm 2018 ở Bình Thuận. Chủ động tiến hành các hoạt động tổng hợp, ngăn chặn vượt biên trái phép; phát hiện ngăn chặn, xóa bỏ các phần tử, tà đạo đội lốt tôn giáo hoạt động chống phá. Trong những năm gần đây, trước các hành động nhằm độc chiếm Biển Đông của nước ngoài, LLVT Quân khu đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương và các đơn vị có liên quan kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Quân khu, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 chủ động nghiên cứu, nắm, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng những vấn đề chiến lược về quốc phòng, an ninh và tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn, tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện. Sức mạnh tổng hợp trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
10
trên địa bàn Quân khu được phát huy mạnh mẽ. Chăm lo củng cố quốc phòng an ninh đã trở thành nhu cầu tự giác của mọi cấp, mọi ngành, mọi người. LLVT Quân khu được xây dựng theo hướng tinh gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tiềm lực trong khu vực phòng thủ không ngừng được củng cố, tăng cường; trong đó, tiềm lực chính trị, tinh thần được đặc biệt coi trọng và được cấp ủy, chính quyền và LLVT Quân khu dày công xây dựng. Nổi bật là, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và toàn dân đối với nhiệm vụ quốc phòng từng bước được nâng lên; “thế trận lòng dân” được giữ vững. Hoạt động của hệ thống chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang có chuyển biến tích cực. Công tác chính sách xã hội, hậu phương Quân đội được quan tâm; đời sống Nhân dân có nhiều khởi sắc. Kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng đề ra đối sách phù hợp, xử lý linh hoạt, đúng đắn các tình huống phức tạp, các vấn đề nhạy cảm về quốc phòng, an ninh trên địa bàn Quân khu, trong quan hệ đối ngoại với Campuchia, không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược, đồng thời không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá. Nhiều đề án, chương trình, mô hình mới, cách làm sáng tạo được Quân khu và các địa phương phối hợp thực hiện có hiệu quả7; chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu được nâng lên, bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
- 5. Truyền thống vẻ vang của LLVT Quân khu
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự nuôi dưỡng và đùm bọc của Nhân dân, trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành Quân khu 7 đã lập nên những chiến công hiển hách, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Các thế hệ cán bộ, chiến sỹ đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang “Trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, đoàn kết quyết thắng”.Truyền thống đó được thể hiệnrõ ở những nét tiêu biểu sau đây:
Một là, lực lượng vũ trang Quân khu luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc.
Do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập, rèn luyện, LLVT Quân khu 7 luôn luôn chấp hành tốt đường lối và chính sách của Đảng. Mặc dù ở xa Trung ương nhưng mỗi cán bộ chiến sỹ ở miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ luôn hướng về Việt Bắc, hướng về Thủ đô Hà Nội với niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong những ngày khó khăn của buổi đầu kháng chiến (1945-1946), của thời kỳ bão lụt và bị kẻ thù bao vây quyết liệt (1952-1953), của những trận đói, sốt rét và
7 Đề án Đối ngoại Quốc phòng của Quân khu; đề án xây dựng lực lượng quân báo trinh sát; đề án xây dựng Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức vững mạnh toàn diện; đề án xây dựng lực lượng dự bị động viên; đề án mua sắm công cụ hỗ trợ cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ A, A2; đề án xây dựng lực lượng 47 đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch và những thông tin xấu độc trên không gian mạng; “Xây dựng chốt dân quân thường trực biên giới đất liền” và “xây dựng khu dân cư liền kề chốt dân quân biên giới”; “Xây dựng lực lượng chính trị nòng cốt trong khu dân cư và công nhân trong các khu công nghiệp”; “Đơn vị 3 nhất”; “Cán bộ, đảng viên dìu dắt quần chúng và cấp dưới”, “5 chủ động trong công tác tư tưởng”; “Chi bộ 5 tốt, đảng viên 5 tốt”, “Chi đoàn 4 tốt, 1 nghiêm”; “3 chuyên cần, 5 mẫu mực”; “Xây dựng trụ sở quân sự xã, phường”…
11
bom đạn quân thù hủy diệt sau tết Mậu Thân (1969-1970), của những ngày chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (1977-1978), của giai đoạn biến động chính trị phức tạp ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1989-1991) LLVT Quân khu vẫn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, giữ vững lòng tin vào thắng lợi cuối cùng để vượt qua và lập nên những thành tích ngày một cao hơn. Hình ảnh người chiến sỹ Vệ Quốc đoàn khu 7 bị cưa chân bằng cưa thợ mộc vẫn hát Quốc ca, anh Nguyễn Văn Trỗi hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm” trước lúc bị bắn và hàng triệu tấm gương hình ảnh anh dũng khác là biểu tượng sinh động về lòng trung thành vô hạn của LLVT Quân khu 7 đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng của Nhân dân.
Phát huy truyền thống “Trung thành vô hạn”, trong tình hình mới, LLVT Quân khu luôn kiên định mục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; gắn bó mật thiết với Nhân dân trên địa bàn, cảnh giác trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho.
Hai là, luôn nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực tự cường vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cũng từ đặc điểm chiến trường ở xa Trung ương nên để kịp thời chớp lấy thời cơ tiến hành chiến đấu thắng lợi, quân dân miền Đông và Cực Nam trung bộ đã xây dựng nên nét truyền thống: “chủ động sáng tạo, tự lực tự cường”.
Khi quân Pháp trở lại gây hấn ở Nam bộ, nhân dân miền Đông đã chủ động đứng lên tổ chức kháng chiến giam chân địch tạo điều kiện cho cả nước chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Trong những năm đầu của giai đoạn chống Mỹ, địch không chịu thi hành hiệp định Giơnevơ, tập trung đánh phá cách mạng hết sức quyết liệt, nhân dân miền Đông một mặt thực hiện chỉ đạo của Đảng, tiến hành đấu tranh chính trị đòi địch thi hành hiệp định, mặt khác chủ động xây dựng lực lượng, chuẩn bị đấu tranh vũ trang. Với các trận tiến công địch từ năm 1957 đế 1970 như trận Dầu Tiếng (1958), Tua Hai (tháng giêng 1960)…Miền Đông Nam bộ đã góp phần cùng Bến Tre (miền Tây) và Trà Bồng (miền Trung) dấy lên cuộc đồng khởi trên toàn miền Nam và sau đó vững bước đi vào cuộc chiến đấu với
Các bài khác
- ĐOÀN P.TÂN CHÁNH HIỆP: Đẩy mạnh chăm lo an sinh xã hội (08.12.2020)
- CHI ĐOÀN CƠ QUAN QUẬN ĐOÀN: Thực hiện tốt Chỉ thị 05 trong từng đồng chí đoàn viên (07.12.2020)
- UB HỘI QUẬN 12 THĂM TẶNG QUÀ CHI HỘI TẬP ĐOÀN TNVN (03.12.2020)
- Tài liệu tuyên truyền Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Anh (01.12.2020)
- Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Ph.Ăngghen (26.11.2020)